NHỚ MĂI NHỮNG THÁNG NĂM BÊN BÁC CỦA 8 CẬN VỆ
TRƯỜNG-KỲ-KHÁNG-CHIẾN-NHẤT-ĐỊNH-THẮNG-LỢI
 |
Bác Hồ dự khai mạc Phiên họp thứ nhất - Quốc hội khoá 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. | |
|
Đến nơi ở mới phải làm lán, cuốc đất, trồng rau ngay để đỡ phải ăn rau tàu bay. Bao vất vả, gian nan trên đường kháng chiến, Bác động viên chúng tôi vượt qua bằng chính tấm gương của Người. Dù trăm công ngh́n việc, vất vả, gian khổ những lúc rảnh rỗi hiếm hoi Bác vẫn chơi bóng chuyền với anh em.
Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là tên mà Bác Hồ kính yêu đă đặt cho tám chiến sĩ cận vệ bảo vệ Người (Vơ Chương, Vũ Long Chuẩn, Nguyễn Văn Lư, Nguyễn Hữu Văn, Văn Lâm, Chu Phương Vương, Nguyễn Quang Chí, Trần Đ́nh), trong đó có ông. Thu này đă ngoại “bát tuần”, nhưng vẫn rất minh mẫn, ông Tạ Quang Chiến bùi ngùi cho tôi biết bảy người của đội cận vệ đă về với Bác, với tổ tiên, chỉ c̣n ḿnh ông ở lại. Và kỷ niệm về Bác trong những năm tháng được ở bên Người không bao giờ phai mờ trong kư ức ông.
Từ thủ đô Hà Nội trong những ngày thế nước “ngàn cân treo sợi tóc”
Tháng Tám mùa thu năm 1945, tôi tṛn 20 tuổi. Sôi nổi, mê say trong ánh sáng rực rỡ, rợp trời cờ đỏ sao vàng của không khí độc lập tự do, tôi gia nhập đội tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu. Những ngày luyện tập quân sự và học lư luận “Chủ nghĩa Cộng sản sơ giản” ở 107 Gămbetta (nay là phố Trần Hưng Đạo), tôi không ngờ ḿnh lại có vinh dự lớn lao là được chọn đi bảo vệ Bác.
Sau lễ Độc lập, Hồ Chủ tịch từ 48 phố Hàng Ngang chuyển về Bắc Bộ phủ. Ngoài các đồng chí vẫn bảo vệ Bác từ Tân Trào như Nam Long, Trần Đ́nh, Văn Lâm, Ngọc Hà, Thành ủy cử hai chiến sĩ Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu lên bảo vệ Bác: Tôi và anh Vơ Chương (người Huế).
Thời gian này, bọn Tưởng ở Hà Nội và tay sai phản động do Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam cầm đầu mưu toan tổ chức những vụ ám sát, bắt cóc các đồng chí lănh đạo Đảng ta; thực hiện âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ”. Do đó, Trung ương bố trí thêm một địa điểm nữa ở số 8 Vua Lê (nay là phố Lê Thái Tổ) để tiện cho Bác đi lại làm việc ở Bắc Bộ phủ và công tác bảo vệ Bác được tốt hơn. Tại đây, bảo vệ ṿng ngoài là một Trung đội Vệ quốc đoàn (hầu hết là người Tày, từ Tân Trào về) do đồng chí Đàm Quang Trung phụ trách.
Bác ở tầng hai, có đồng chí Nguyễn Văn Lư ở cùng. Các đồng chí bảo vệ trực tiếp và phục vụ ở tầng dưới. Đồng chí Tiêu Văn Khương, tù chính trị ở Sơn La về, do Anh Cả (tức đồng chí Nguyễn Lương Bằng) đưa vào nấu cơm riêng cho Bác; chị Lê Thị Thanh lo công tác nội cần chung.
Hằng ngày, Bác dậy sớm tập thể dục, ăn sáng rồi sang Bắc Bộ phủ làm việc. Tối về, Bác làm việc hoặc họp với các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng. Chúng tôi theo chân Bác, bảo vệ Người ở mọi lúc, mọi nơi. Mỗi người trong tổ cận vệ chúng tôi được trang bị súng “côn” 12. Những lần bọn Tưởng bám sát và theo dơi Bác trên đường, chúng tôi đều tránh được bằng cách đánh lạc hướng chúng.
Thời gian này có một kỷ niệm khiến tôi nhớ măi. Đó là vụ ứng phó với quân Tưởng vào cuối năm 1945. Lần đó, kẻ mưu sát một Pháp kiều trước cửa Ngân hàng Đông Dương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), đi chiếc xe màu xanh đen, giống hệt xe của Bác thường ngày vẫn đi. Lư Hán, Tổng Tư lệnh quân Tưởng ở Việt Nam nhân cơ hội này đă gửi thư mời Bác đến trụ sở của hắn để giải quyết hậu quả. Biết rơ ư đồ đen tối của hắn, nhưng Người vẫn nhận lời. Trước khi đi, Người gọi điện đến đại diện Mỹ đề nghị bố trí thời gian để Người làm việc ngay sau khi gặp Lư Hán.
Tại trụ sở của Lư Hán, hắn xấc xược nêu “lư do” không tiếp, cho cấp dưới hắn gặp Bác và đă có xe chờ sẵn, chở đầy lính “áp tải” xe của Bác về quân đoàn bộ - trụ sở của Chu Phúc Thành tại 33 Phạm Ngũ Lăo. Chu Phúc Thành t́m cách đổ lỗi vụ ám sát người Pháp kiều sang phía ta nhưng không thể được. Mềm mỏng mà kiên quyết, Người gạt bỏ lư lẽ của hắn và cũng đến lúc gặp đại diện Mỹ, Chu Phúc Thành buộc phải để Bác về.
Suốt thời gian Bác làm việc với bọn Tưởng, chúng tôi rất lo lắng, căng thẳng, sẵn sàng đối phó với bất trắc xảy ra. Nhưng chính sự ứng xử linh hoạt tài t́nh của Bác là bài học thực tiễn trong công tác bảo vệ lănh tụ. Cuối năm 1945, Anh Cả nhờ cơ sở t́m thêm một số địa điểm khác để Bác ngủ đêm, tránh bọn mật thám. Khoảng tháng 10 năm 1946 có thêm một địa điểm nữa để Bác đi về. Ngoài biệt thự Cây Liễu ở gần Cầu Mới, nơi Bác ở dài nhất để chỉ đạo Thường vụ Trung ương Đảng và Chính phủ, suốt từ tháng 11/1945 đến tháng 11/1946 vẫn là nhà số 8 phố Lê Thái Tổ.
Đến những ngày gian khổ ở chiến khu Việt Bắc
Ngày 26/11/1946, Bác đến nhà ông Nguyễn Thông Phúc, thôn Hậu ái, xă Vân Canh. Từ đây, tôi và các đồng chí của Đội Cận vệ tạm biệt Hà Nội, bắt đầu hành tŕnh gian nan, bảo vệ Bác từ Vân Canh đến Vạn Phúc, Xuyên Dương, Cần Kiệm, Sài Sơn (Hà Tây). Ăn ngủ tại nhà dân, chúng tôi không chỉ bảo vệ Bác mà c̣n làm công tác tuyên truyền, dân vận. Ở đâu, chúng tôi cũng được đồng bào tiếp đón chu đáo, giữ ǵn bí mật tuyệt đối để bảo vệ “cán bộ kháng chiến”.
Chính tại làng Vạn Phúc, đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” bất hủ, kêu gọi toàn dân “Thà chết không chịu làm nô lệ”. Ngay sau đó, Người đến Đài Tiếng nói Việt Nam (đặt tại hang Chùa Trầm) để thu thanh. Đó là những giây phút thiêng liêng, hào hùng mà chúng tôi là người đầu tiên được chứng kiến vị Cha già đang dẫn đường cho cả dân tộc bước vào cuộc trường chinh cứu nước.
Ngày 4/3/1947, Bác cháu rời thôn Sài Sơn (Hà Tây), bắt đầu lên chiến khu Việt Bắc. Ngày 5/3 Bác cháu tôi đă tới xă Cổ Tiết (Tam Nông, Vĩnh Phúc) nghỉ ở nhà ông Hoàng Văn Nguyên. Sáng hôm sau, tám anh em ngồi quân quần quanh đống lửa, Bác bảo chúng tôi “quân sự hóa” mọi sinh hoạt. Mỗi người phải có một chiếc balô đựng đồ dùng. Bác cũng cần một chiếc để đeo máy chữ. Sau đó, Bác nh́n chúng tôi, đầm ấm nói:
- Hôm nay, Bác đặt tên lại cho các chú theo ṿng tṛn các chú đang ngồi: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi. Các chú có biết tại sao Bác đặt tên cho các chú như vậy không?
Chúng tôi chưa hiểu hết ư Bác nên vẫn im lặng.
Bác mỉm cười giải thích:
- Bác đặt tên lại cho các chú để các chú trở thành khẩu hiệu nhắc nhở mọi người hàng ngày phải hoàn thành nhiệm vụ của ḿnh cho đến ngày kháng chiến thắng lợi hoàn toàn.
Từ đây, tôi mang tên mới là Tạ Quang Chiến thay tên khai sinh Nguyễn Hữu Văn. Đó là kỷ niệm sâu sắc đi suốt cuộc đời tôi.
Bác thật sự là người Cha thứ hai của tôi. Người thay đổi đời tôi, yêu thương dạy bảo chúng tôi bằng tấm ḷng khoan ḥa, bao dung.
Ngày 3/4, Bác cháu đến làng Xảo, xă Hợp Thành (Sơn Dương, Tuyên Quang). Đây là địa điểm đầu tiên mà Bác đặt chân trở lại ATK Trung ương. Sau đó tiếp tục hành tŕnh đến thôn Điềm Mạc (Định Hóa, Thái Nguyên). Ở đây, chúng tôi bắt đầu làm lán, trong rừng gần dân, bản nhưng không ở trong nhà dân nữa. Do vậy mà Bác cháu ăn uống kham khổ hơn.
Thức ăn chỉ có rau tàu bay và “thịt Việt Minh” (thịt thái nhỏ, ướp tiêu, muối ớt thật cay và mặn) như hồi Bác chỉ đạo chuẩn bị khởi nghĩa. Đă vậy, từ tháng 10 đến tháng 12/1947, Bác cháu phải di chuyển tới 5 lần để tránh cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc của thực dân Pháp. Xe ôtô đă giấu ở Định Hóa từ hồi tháng 5 nên Bác cháu chúng tôi hoàn toàn phải cuốc bộ, băng rừng, lội suối.
Đến nơi ở mới phải làm lán, cuốc đất, trồng rau ngay để đỡ phải ăn rau tàu bay. Bao vất vả, gian nan trên đường kháng chiến, Bác động viên chúng tôi vượt qua bằng chính tấm gương của Người. Dù trăm công ngh́n việc, vất vả, gian khổ những lúc rảnh rỗi hiếm hoi Bác vẫn chơi bóng chuyền với anh em. Bác “búng” bóng rất thành thạo, Người không quên chăm sóc đàn gà, vườn rau xanh mơn mởn do chính tay Người trồng.
Tháng 9/1950, từ nơi ở tại thôn Khâu Lấu (xă Tân Trào, Tuyên Quang), Bác lên đường đi chỉ đạo chiến dịch Biên giới. Có con ngựa nhưng Bác cũng không đi mà để nó chở ba lô, gạo nước của cả đoàn, Bác cháu cùng đi bộ cả ngày. Trèo đèo, lội suối, cơm tối ăn rau rừng và lương khô, Bác hài hước: “Rau tàu bay có khác, ăn nhẹ cả người, lại có cả mùi dầu xăng”.
Ngày 16/9/1950, chiến dịch Đông Khê mở màn. Bác đích thân theo dơi bản đồ tác chiến và chỉ đạo. Lên thăm trận địa, giữa cảnh núi non hùng vĩ nên thơ, tâm hồn nhà thơ lớn Hồ Chí Minh, lănh tụ Hồ Chí Minh đă cảm tác:
“Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây”
Tết Tân Măo (1951), Bác cháu đón tết trong niềm vui lớn: Ta thắng lợi gịn dă trong chiến dịch Biên giới. Bác cho gọi Ban chỉ huy Sư đoàn 308 lên hỏi chuyện cán bộ, chiến sĩ và khao bữa cơm năm mới với các món rau tươi, gà luộc, gà rán… đều lấy ở vườn nhà. Bác vui vẻ bảo: “Tất cả do Bác tăng gia đấy”.
Bữa cơm bằng “cây nhà lá vườn” ấm áp t́nh thương gia đ́nh, đầy ắp tiếng cười của đàn con quây quần bên Cha.
Cuối năm 1953, tôi được phân công phụ trách đội thanh niên xung phong ở ATK để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Lúc rảnh rỗi, nhớ Bác, tôi lại chạy về bên Bác như con về bên cha.
Điện Biên Phủ đại thắng, tháng 7/1954, Bác cùng Bộ Chính trị chuyển xuống thôn Vai Cày, xă Văn Lăng (Đại Từ, Thái Nguyên). Bắt đầu từ đây là lộ tŕnh từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội để đến ngày 15/10, Bác vào thành phố, ở tại Bệnh viện Đồn Thủy (nay là pḥng 14, gác 2, nhà số 4, khoa tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị). Cuối tháng 12/1954, Bác mới về Chủ tịch phủ.
Từ tuổi 20 thanh xuân đến tuổi trưởng thành, tôi luôn được sống trong t́nh yêu thương đầm ấm của Người, ở với Người nhiều hơn ở với cha mẹ. Tôi đang tập hợp tư liệu, viết hồi kư “Theo chân Bác trở lại chiến khu Việt Bắc” để ghi lại những năm tháng gian khổ mà hạnh phúc nhất, đẹp đẽ nhất của chúng tôi.
(Nói đến đây, ông Tạ Quang Chiến xúc động chỉ đôi câu đối Giáo sư Vũ Khiêu tặng ông Xuân Giáp Thân (2004) và bảo “Tài sản tôi để lại cho con cháu đấy”. Tôi nh́n lên đôi hàng chữ thảo rất đẹp treo trên tường: “Sáu mươi năm Bác dạy, Đảng tin, muôn dặm trường đồ chiến thắng. Tám chục tuổi vợ hiền, con hiếu, một nhà cẩm tú phương quang”.
Vâng, đó thực là “quả phúc” ông để lại cho đời và con cháu. Chúc Lăo tướng của chúng ta mạnh khỏe để tiếp tục đóng góp trí tuệ và tâm huyết cho công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước)