Nguyễn Thái - Người tiên đoán sự sụp đổ ḍng họ Ngô
QĐND-Phi trường Tân Sơn Nhất, Sài G̣n, ngày 26-6-1954, một chuyến hạ cánh được chờ đợi lâu trong một ngày nắng nóng. Từ cửa máy bay, hé ra mấy người nhỏ thó giữa đám người Tây, trong đó có một vị áo thụng, khăn xếp, mặt mũi bồn chồn. Đó là Ngô Đ́nh Diệm (SN 1901), vừa được Bảo Đại, dưới sức ép của ngoại trưởng Mỹ Phốt-xtơ Đa-lét (Foster Dulles), tấn phong Thủ tướng ở Pa-ri trước đó vài hôm.
Ngựa giữa ḍng
Chỉ có đôi trăm người công giáo đứng đón “nhà chí sĩ” - quân cờ mới của cuộc be chắn “triều cường đỏ”, theo thuyết Domino. Diệm ngao ngán ngắm buổi chiều tàn tạ của nền thực dân Pháp, lắc đầu theo cung cách một “mệ” Huế: “Biết t́nh h́nh rứa, về mà chi”.
Tiến lại gần Diệm là một thư sinh dáng kư giả, nói nhỏ, cũng bằng giọng Huế: “Cụ b́nh tâm đi, vạn sự khởi đầu nan”. Chui vào xe, Diệm vẫy đám người một cái cho ra vẻ vĩ nhân, nhưng không thể cười nổi. “Chưa bao giờ là người của nhân dân, và không định làm người của dân, Diệm sẽ luôn quan tâm đến việc ḿnh được phục tùng nhờ nắm được quyền bính, hơn là được ḷng dân”, cuốn “Viên quan của chiến tranh lạnh: Ngô Đ́nh Diệm và cội nguồn của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, 1950-1963” của Sét Gia-cốp (Seth Jacobs), NXB Rowman & Littefield Publishers, 2006, nhận định.
Người vừa trấn an Diệm cũng ngao ngán nh́n theo ông ta. Tên anh ta là Nguyễn Thái (sinh năm 1930), thành viên Hoàng tộc theo công giáo này hẳn đă dự cảm những sự kiện kịch tính nhất của cuộc chiến cho đến nay là dài ngày nhất của Mỹ.
Oa-sinh-tơn (Washington) đă ra tay pḥ trợ(1). Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao (Eissenhower) gửi công hàm chính thức cho “Thủ tướng” Ngô Đ́nh Diệm cho biết, từ đây Mỹ, chứ không c̣n là Pháp, sẽ viện trợ trực tiếp cho chính quyền Bảo Đại.
Ngưu tầm mă
Sau khi được Hồ Chí Minh tha ra khỏi trại tù năm 1946, Ngô “chí sĩ” vật vờ cho tới 1950 th́ xuất ngoại, t́m con đường khác. V́ tận dụng uy tín của ṭa thánh Vatican để được Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ tướng chẳng thành, càng ngày số mệnh như càng đẩy Diệm vào nguyện vọng t́m chỗ đứng trong bàn tay thực dụng của chú Sam.
Một tia hy vọng bỗng sáng lên năm 1952, khi gặp được Nguyễn Thái, một người bà con của đại thần Nguyễn Hữu Bài, người từng cưu mang Diệm thuở thiếu thời. Thái vừa tốt nghiệp báo chí tại Đại học Coóc-neo (Cornell), lúc đó là Chủ tịch Hội Sinh viên công giáo Việt tại Hoa Kỳ. Diệm nhờ Nguyễn Thái kết nối ông ta với một số chính trị gia và viện sĩ Hoa Kỳ, trong vận động xây dựng “lực lượng thứ ba” ở Việt Nam: Chủ trương giành độc lập từ tay Pháp, nhưng không phải là cộng sản. Thái đồng ư giúp Diệm, v́ Ngô “chí sĩ” được tiếng là từng dựng Đảng Đại Việt phục hưng chống Pháp, sau khi từ chức Thượng thư bộ Lại triều Nguyễn năm 1933…
Trở thành Quốc trưởng trong một cuộc trưng cầu dân ư bị xem là gian lận(2), Diệm cử Nguyễn Thái đứng đầu Việt Tấn Xă – cơ quan thông tấn cho “chính thể” mới: Việt Nam cộng ḥa (1955 – 1975), thoát thai từ Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955) của Cựu vương Bảo Đại.
“Chim báo băo”
Nhưng năm 1959 là lúc Nguyễn Thái chán ngán với tập đoàn gia đ́nh trị Ngô Đ́nh Diệm, v́ bọn họ nhanh chóng bộc lộ sự dốt nát và tham nhũng. Như con “quạ trắng” giữa đám ô lại triều Ngô, Nguyễn Thái chỉ giao du với mấy người “đàng hoàng” như: Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn… Để rồi sau chiến tranh, mới biết họ là… cộng sản. Thái đâu được ưa chuộng trong chính giới Sài G̣n, chẳng qua người ta thấy “tay Thái này” có nhiều quan hệ với “kèo trên”, cả ở Oa-sinh-tơn, nên makeno (mặc kệ nó).
Năm 1961, Nguyễn Thái từ chức Tổng giám đốc Việt Tấn Xă, trở lại Mỹ, để “cảnh cáo” chế độ Diệm. Năm 1962, Thái làm phương Tây rúng động v́ cuốn sách Is South Vietnam Viable? (Liệu Nam Việt Nam có tồn tại được?). Trong lời mở đầu, Thái viết:
“V́ từng làm việc mật thiết với chế độ này trong suốt 7 năm qua, nên tôi nhận thấy chế độ này (Diệm) không có khả năng thu phục được sự ủng hộ của dân. Ngay cả những người lúc đầu ủng hộ chế độ cũng không c̣n chịu đựng được t́nh trạng tham nhũng, giả dối và vô hiệu năng, gây ra những phe nhóm gồm toàn những kẻ ăn bám và nịnh hót, để nhũng lạm chế độ này trước khi nó sụp đổ”.
Từ điển bách khoa mở wikipedia đă liệt kê Nguyễn Thái là quan chức cao cấp đầu tiên vạch mặt Diệm. Không đầy một năm sau ngày Thái ấn hành cuốn sách, Diệm bị khử trong một cuộc đảo chính do những “người Mỹ trầm lặng” hậu thuẫn. Chính quyền mới của nền “Việt Nam Cộng ḥa” có lời mời “nhà tiên tri” Nguyễn Thái, quay về Sài G̣n. Sau một cuộc trao đổi kiệm lời với chính phủ gồm toàn các tướng mà tham nhũng th́ cũng “toàn tập”, Thái đă sang ngang, chọn cuộc đời doanh nghiệp tư nhân. Ông khởi nghiệp bằng mở một đại lư độc quyền cho hăng Honda ở Sài G̣n, Iba Ltd.
Khi “thần đô-la” giáng thế
Ngày ấy, Nguyễn Thái nhớ lại, Honda chưa bước ra khỏi cái nhà xưởng bằng gỗ ở Nhật được bao lâu, tuy cũng đă mở được đại diện ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những quan hệ “xịn” của Thái ở Nam Việt Nam đă giúp Honda cán đích trong cuộc đua của các hăng sản xuất xe phương Tây.
Những cuộc chạy cửa sau ở cả Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài G̣n và hậu cần quân đội Mỹ đă mở lối cho một triệu chiếc Honda nhập vào Nam Việt Nam bằng tiền chùa viện trợ của Mỹ, theo từ điển wikipedia tiết lộ. Cùng kỳ, guồng máy quân sự Mỹ cũng quay tít như bánh Honda với cú tăng kỷ lục của quân lực Mỹ tới 10 lần chỉ trong hai năm 1964-1965, và sẽ c̣n tăng lên tới hơn nửa triệu trong ṿng 3 năm tới. Xe máy Honda được dùng cho phi công Mỹ và không quân Sài G̣n, đi từ compound (trại lính) ra phi trường, lưu hành trong các căn cứ quân sự Mỹ rộng mênh mông trên khắp miền Nam. Trùm t́nh báo Mỹ ở Nam Việt Nam Côn-bai (W.Colby) cũng quá giang trên một chiếc Honda, để rồi “chém gió” về việc ḿnh dám ra ngoài vào ban đêm ở vùng ngoại ô.
Sau cuộc chơi biến Honda 67 thành quân dụng ở miền Nam, “đũa thần” quan hệ của Thái cũng soi đường cho chủ trương cấp xe Honda 50 cho các quư phu nhân của sĩ quan Sài G̣n. Chính sách này ăn rơ với các ư đồ mị dân của Lầu Năm Góc phương Đông và Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa (VNCH) trong nỗ lực xây dựng bộ máy quân phiệt Sài G̣n thành một giai cấp đặc quyền đặc lợi…
Soi vào bảng số liệu phát triển của chính quyền Việt Nam Cộng ḥa 1972 – 1975, cuộc chơi như thế thuộc sơ đồ “các công ty thương mại trả tiền mặt thông qua chính quyền để mua hàng nước ngoài, gọi là “nhập cảng với ngoại tệ sở hữu”, đă tăng từ 90 triệu USD (1965) lên 247 triệu USD (1968), tới 427 triệu USD (1969)”…
Báo Chính luận ra ngày 17, 18-8-1969 tố cáo chính quyền Sài G̣n cấm nhập cảng xe hơi, xe gắn máy để đầu cơ “phiếu” mua xe hơi, xe gắn máy trên thị trường đen, mỗi phiếu lên tới vài trăm đồng tiền Sài G̣n. Trong khi đó, giá của một chiếc Honda 67 là khoảng 400 ngh́n đồng…
Trong lần Thái xuống bỏ mối hàng ở Huế giữa năm 1967, Quân Giải phóng đánh Khách sạn Hương Giang, nơi ông tá túc. Một phát B40 đă thổi bay một góc pḥng, và cả chiếc chân trái của Nguyễn Thái.
Từ đầu thập kỷ 70, Thái sang sống ở Mỹ và lại tiếp tục cảnh báo các chiến hữu ở Sài G̣n về “Ngày tận thế”. Cuộc chơi tiền – hàng - tiền bằng “hàng ế” Nhật - Mỹ tiếp tục tạo bộ dạng phồn vinh nửa vời về kinh tế, khoác hờ lên sự sụp đổ hoàn toàn không tránh nổi của chính quyền Sài G̣n…
Lá rụng về cội
Năm 1990, Nguyễn Thái trở thành cựu quan chức cao cấp VNCH đầu tiên chính thức trở về Việt Nam thống nhất. Trong chuyến đi này, ông đă hẹn ước với những người anh em khác về tư tưởng là không truy kích nhau nữa. Thái muốn “nhờ” Hà Nội đ̣i hộ số tiền hơn mười triệu USD mà “đế chế Honda” chưa chịu quyết toán cho ông, do sự kiện VNCH sụp đổ năm 1975. Điều này không đạt được do xu thế chung “khép lại quá khứ”, nhưng Nguyễn Thái vẫn không hài ḷng với cách làm ăn không ṣng phẳng của “đối tác” Nhật.
Nay nh́n lại bóng câu của tiền tài, danh vọng vút qua cửa sổ cuộc đời, Nguyễn Thái, từng có tên trong danh sách Ai là Ai (Who is Who – những người nổi tiếng) của châu Á thập kỷ 60 của thế kỷ 20, đă nỗ lực thăm viếng các nước từng nằm trong Vành đai sắt của chiến tranh Lạnh ở Đông Âu. Tại đó, ông cổ súy sự thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc cho một thời cuộc mới, cũng là nơi ông gơ cửa vào nhà các Việt kiều “gốc cộng sản” như về nhà. Tại Mỹ, Nguyễn Thái vẫn c̣n vài niềm an ủi. Chẳng hạn, ông từng là thành viên Viện Nghiên cứu quốc tế của Đại học Stan-phót (Stanford), thuộc hàng danh tiếng nhất phương Tây.
Nguyễn Thái, QĐND, ngày 12/9/2012\
NDVN, ngày 30/9/12