HIỆN T̀NH GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT
Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh hay CLB “Phục hưng Ủy ban Đoàn kết”?
Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh hay Câu lạc bộ “Phục hưng Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” thực ra chỉ là một.
Thông qua cái gọi là “Câu lạc bộ” này, Đảng CSVN đang tḥ bàn tay lông lá của ḿnh vào đầu năo Giáo hội và dần dần định hướng đi cho GHCGVN thông qua những “bùa phép” bí ẩn đặc thù Cộng sản như những cuộc hội thảo đă qua.
Cuối năm 2006, chính quyền cộng sản trao trả lại cơ sở 43 Nguyễn Thông – trước đây là Câu lạc bộ “Phục hưng” của các cha Ḍng Đaminh chi Lyon, nhưng với điều kiện: “Thành lập Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh”.
Ngày 30/12/2006, Câu lạc Bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh được thành lập. Chủ
cha Bùi Văn Đọc tại CLB Nguyễn Văn B́nh
nhiệm Câu lạc bộ là linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP. Ông Nguyễn Đ́nh Đầu – Uỷ viên Ủy ban Đoàn kết Công giáo – Tổ chức của Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức do Đảng Cộng sản VN lănh đạo- làm Phó chủ nhiệm. Các ông Trần Duy Nhiên và Vương Đ́nh Chữ – Báo Công giáo và Dân tộc – Cơ quan của UBĐK Công giáo TP Hồ Chí Minh – làm thư kư.
1- Câu Lạc Bộ TGM Phaolô Nguyễn Văn B́nh được thành lập để gặp gỡ, trao đổi, thảo luận và học hỏi giữa những người Công giáo dấn thân phục vụ Gíao hội và xă hội Việt Nam hôm nay theo tinh thần Phúc Âm.
2- Câu Lạc Bộ được định hướng bởi Lời Chúa, các văn kiện của Giáo Hội và sứ vụ của người Kitô hữu trong thế giới hôm nay.
3- Câu lạc bộ mang danh Phaolô Nguyễn Văn B́nh, với ước muốn tiếp nối tinh thần đối thoại và chủ trương “sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc” mà cố Tổng Giám Mục đã thể hiện trong giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước.
Theo bản nội quy của Câu lạc bộ, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh “có liên hệ với Uỷ ban Giáo lư Đức tin của HĐGMVN” do Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc làm Chủ tịch.
Câu Lạc bộ Phaolo Nguyễn Văn B́nh
Vào thời điểm đó – năm 2006, việc chính quyền Cộng sản trao trả lại một cơ sở tôn giáo cho một Nhà ḍng, khiến nhiều người nghi ngờ về tấm thịnh t́nh ấy của Cộng sản.
Người ta đă thấy trước việc chính quyền cộng sản trả lại cư xá Phục hưng – khi đó đang là cơ sở của Hội Trí thức Yêu nước TP HCM, chẳng qua chỉ là động thái “ḥn sỏi ném đi, ḥn ch́ ném lại” mà thôi. Xưa nay, chưa ai thấy ḷng tốt của Cộng sản với Giáo hội Việt Nam mà không kèm theo những âm mưu hoặc ư đồ đằng sau đó bao giờ.
Thực tế, công bằng mà nói, trong suốt bốn năm kể từ ngày thành lập đến nay, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh cũng đă tổ chức được một số cuộc hội thảo hay toạ đàm với một phạm vi giới hạn trong số các thành viên mà phần đông trong số họ là ủy viên cái gọi là “Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo”.
Tuy nhiên, khi Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh tổ chức cuộc hội thảo về “Biển Đông” để lại những tai tiếng về màn cắt cúp các phát biểu gây nhiều bức xúc. Có người đă đặt câu hỏi: Cuộc tọa đàm về biển đảo này nhằm mục đích ǵ? Phải chăng chỉ v́ khi đó giới trí thức và nhân dân trong và ngoài nước, trong đó có rất nhiều trí thức và giáo dân công giáo đang sôi sục phẫn nộ với “Chủ trương của Đảng” cho Trung Cộng khai thác Bauxite ở Tây Nguyên – một hành động “rước voi về giày mả tổ” của Đảng CSVN – nên cuộc tọa đàm này nhằm làm giảm nhẹ đi ảnh hưởng của sự phẫn nộ đó?
Mới đây nhất là cuộc toạ đàm “Chân dung một vị Mục tử” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn B́nh, nhắm mục đích: “tiếp nối tinh thần đối thoại và chủ trương “sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc” mà cố Tổng Giám Mục đã thể hiện trong giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước”, với việc không cho linh mục Chân Tín DCCT đọc bài tham luận, người ta mới vỡ lẽ ra nhiều chuyện.
Tân Giám mục Nguyễn Thái Hợp - Chủ nhiệm CLB Nguyễn Văn B́nh
Trước tiên, không phải ngẫu nhiên, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp lại có thể đàng hoàng về Việt Nam và sau đó được nhà nước đồng ư cho làm giám mục Giáo phận Vinh, nếu như ngài đă không chọn phục vụ cho Câu lạc bộ Nguyễn Văn B́nh?
Bên cạnh đó, về phía chính quyền cộng sản, phải nói rằng, chính sách thâm nhập Giáo hội để phá Giáo hội bằng cái gọi là “Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” cho tới thời điểm 2006 đă hoàn toàn bị phá sản, nhất là tại Miền Bắc. Thậm chí ngay cả nhiều người ở trong cái UB đó đă đề nghị giải tán cái khối thịt thừa mỗi năm ngốn tiền tỷ của dân này cho nhẹ nợ.
Tại Miền Nam, mặc dù, “Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” được Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn B́nh mặc nhiên ủng hộ, th́ trong thực tế, nó đă không thể thực hiện được mục tiêu mà cộng sản đề ra khi thiết lập UBĐK. Trái lại, đối với phần đông giáo dân Công giáo, th́ UBĐK chỉ là một thứ “Đàn két công giáo” mà thôi.
Đối với các thành viên UBĐK, nhiệm vụ “cấp trên” giao không thể không hoàn thành. Chính v́ thế, việc chính quyền cộng sản trao trả lại cơ sở 43 Nguyễn Thông do và cho linh mục Thiện Cẩm, để lập Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh, không ngoài mục đích hợp pháp hoá UBĐK – một cơ quan của đảng CS với âm mưu thành lập một “Giáo hội tự trị” vốn đă bị các vị chức sắc cao nhất của Giáo hội cảnh cáo và tẩy chay ngay từ khi thành lập.
Không biết có phải v́ cái mác “Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh” – một cái
TGM Phaolo Nguyễn Văn B́nh và các linh mục Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần và Vương Đ́nh Bích tại Báo Công giáo và Dân tộc
mác quá đẹp để tỏ ḷng biết ơn đối với vị Tổng Giám mục đáng kính đầu tiên của Tổng Giáo phận Sài G̣n mà cộng sản đưa ra, mà nhiều vị lănh đạo Giáo hội đă không để ư nên bị mắc lừa cộng sản hay v́ một lư do nào khác khiến cho các vị không đủ tỉnh táo nhận ra được dụng ư mà chính quyền cộng sản trả lại 43 Nguyễn Thông?
Trong thực tế, kể từ ngày thành lập cho đến nay, UBĐK cũng vẫn nhận được sự ủng hộ cách này hay cách khác của một một số Giám mục, nhưng v́ UBĐK không “chính danh”, bị giáo dân phản đối, tẩy chay nên nhiều vị Giám mục dù ủng hộ UBĐK, cũng không dám ra mặt công khai.
Trong bối cảnh đó, việc thành lập Câu lạc bộ Nguyễn Văn B́nh, sự xuất hiện thường xuyên của Đức Hồng y G.B Phạm Minh Mẫn, của các Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Phêrô Nguyễn Khảm, Phaolô Nguyễn Thái Hợp và của một số vị Giám mục theo chủ trương thoả hiệp khác trong các dịp hội thảo hay toạ đàm, đă chính thức hợp pháp hoá UBĐK Công giáo. Đồng thời, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh cũng nghiễm nhiên trở thành tấm b́nh phong “che mắt thế gian”, khiến đôi bên đều có lợi. Các “chính uỷ” thuộc UBĐK có nơi để truyền bá đường lối của đảng. Một số vị Giám mục thoả hiệp có nơi bày tỏ lập trường mà không bị giáo dân phản đối.
Hồng Y Phạm Minh Mẫn tại Báo Công giáo và Dân tộc
Có thể nói rằng, qua việc thành lập Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh và bằng con đường này, Đảng CSVN đă phần nào đưa được chủ trương của Đảng thông qua tổ chức của nó là Mặt trận Tổ Quốc, cấp trên trực tiếp của UBĐK công giáo bằng cách đưa nhân sự của tờ “Công giáo và Dân tộc” mà giáo dân đă mệnh danh là tờ “Công giáo và gian tặc” vào trong Giáo hội và qua một số Giám mục, UBĐK nghiễm nhiên có đất sống và sống mạnh mẽ.
Thực tế, khi vụ Toà Khâm sứ – giáo xứ Thái Hà nổ ra, người ta không hiểu tại sao, một số vị giám mục trong nhóm thoả hiệp lại có cùng cung giọng kết án Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt cũng như cố t́nh xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc giáo dân cầu nguyện cho Công lư, sự thật… như tờ Báo Công giáo và Dân tộc qua bài viết của Cố Tổng biên tập Trương Bá Cần.
Cũng vậy, nhiều người cho tới giờ này c̣n chưa hiểu nổi, tại sao với một Tổng giáo phận nhiều nhân tài như Tổng Giáo phận Sài G̣n, mà trang Web của Tổng Giáo phận và ngay cả trang Web của HĐGMVN lại rơi vào tay một số thành viên của “Công giáo và Gian tặc” như nhà giáo Khổng Thành Ngọc và cựu linh mục DCCT Nguyễn Nghị.
Bên cạnh đó, cũng có những người v́ thiết tha với Giáo hội – một Giáo hội Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền, đă nêu thắc mắc: v́ lư do ǵ khiến một số vị giám mục nhất quyết theo đuổi lập trường “đối thoại kiểu Công giáo và Dân tộc”, bất chấp tiếng nói đầy thiện chí của mọi tầng lớp giáo dân?
Trong lá thư đề ngày 27/7/2007 gửi Đức cha Nguyễn Thái Hợp– khi đó đang
Hồng Y Phạm Minh Mẫn và linh mục Phan Khắc Từ TBT Báo Công giáo và Dân tộc
là linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức Hồng y G.B Phạm Minh Mẫn đă đề nghị Câu lạc bộ Nguyễn Văn B́nh: “Nghiên cứu xem coi thái độ bất hợp tác và thái độ hợp tác của Giáo Hội trong lịch sử 50 năm qua, mỗi thái độ có những lợi và hại nào, đối chiếu cái lợi và cái hại của hai thái độ, và đề xuất bài học thực hành cho mọi thành phần tôn giáo và xă hội biết cách nào góp phần vừa xây dựng đất nước vừa lành mạnh hoá đời sống dân tộc. Có được thế th́ sự phát triển đất nước và con người mới vững bền.”
Có thể nói rằng, chủ trương thỏa hiệp mà một số vị Giám mục đang chủ trương và ngay cả Đại hội Dân Chúa sắp diễn ra vào tháng 11 tới đây tại Tổng giáo phận Sài G̣n để chào mừng dịp kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Tông Toà Đàng Trong và Đàng Ngoài, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, th́ đều là do sáng kiến của Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh mà phần lớn các thành viên thuộc UBĐK Công giáo TPHCM.
Về Đại hội Dân Chúa, ngay từ cuối năm 2007, dịp kỷ niệm một năm ra mắt Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh – có sự tham dự của Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lư và Đức tin, các thành viên Câu lạc bộ đă dự tính tổ chức một cuộc hội thảo hướng về “Đại hội Dân Chúa”, nhằm khẳng định đường lối đối thoại “kiểu Công giáo và Gian tặc” sẽ là đường đi của Giáo hội Việt Nam trong tương lai.
Có thể nói rằng, sau những thất bại của UBĐK trong chính sách thôn tính Giáo hội từ bên trong, với việc thành lập Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh, và nhờ sự tiếp tay của một số Giám mục có chức vị cao trong Giáo hội, chính quyền cộng sản đang thành công bước đầu với việc biến tướng và hợp pháp hoá UBĐK Công giáo bằng một tên gọi mới: “Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh”.
Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh hay Câu lạc bộ “Phục hưng Uỷ ban Đoàn kết Công giáo” thực ra chỉ là một.
Thông qua cái gọi là “Câu lạc bộ” này, Đảng CSVN đang tḥ bàn tay lông lá của ḿnh vào đầu năo Giáo hội và dần dần định hướng đi cho GHCGVN thông qua những “bùa phép” bí ẩn đặc thù Cộng sản như những cuộc hội thảo đă qua.
Và sắp tới là “Đại hội Dân Chúa” nhằm t́m cách hợp lư hóa đường lối “Công giáo và Gian tặc” của Đảng CSVN đă sắm sẵn cho GHCG.
15/9/2010
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi
Nữ Vương Công Lư
Số lần đọc: 12651