LM. NGUYỄN VĂN LƯ: Bắt đầu thao thức?
Trong cuộc phỏng vấn ngày 30.8.2010, đài BBC có hỏi Linh mục Nguyễn Văn Lư về đường lối đấu tranh như sau:
BBC: Trong một cuộc phỏng vấn với BBC sau khi ra tù, ông đă gây tranh căi khi nói rằng cần có đường hướng sát thực để đấu tranh, chứ không th́ thà rằng cứ để Đảng Cộng sản lănh đạo c̣n hơn các quốc gia rối ren như Thái Lan hay Philippines. Thưa, hàm ư của ông là như thế nào ạ?
LM Nguyễn Văn Lư: “Vâng, cái cần nhất là phải t́m ra nguyên nhân tại sao những người cộng sản không đưa đến ḥa b́nh an vui cho dân tộc Việt Nam. Rồi chính những người của phe quốc gia trong hơn 35 năm nay cũng gần như bất lực, không t́m ra được con đường nào để giải quyết các vấn đề đạo đức, ḥa b́nh, công lư, dân chủ cho Việt Nam.
“Vấn đề này phải được trả lời một cách sâu sắc. Cần phải có một con đường hết sức cụ thể, rơ ràng để toàn dân yên tâm th́ mới thành công. Và để góp phần vào việc này, tôi sẽ phổ biến tài liệu về các ưu tiên và lộ tŕnh của người chiến sỹ dân chủ ḥa b́nh của Việt Nam, hy vọng sẽ có đóng góp của các cao nhân và nhà chuyên môn để t́m ra một lộ tŕnh giải thể cho Đảng CSVN, v́ chính trong nội bộ Đảng cũng có một bộ phận họ muốn chấm dứt chế độ độc quyền - độc tài này.
“Nhưng khi ḿnh t́m chưa ra, mà có thể dẫn đến lộn xộn đổ máu, th́ thà mà cứ để nguyên, tuy có tham nhũng và bất công nhưng c̣n ít đổ máu và c̣n tương đối có trật tự.”
Tưởng cần nhắc lại câu hỏi của đài BBC và câu trả lời của LM Lư ngày 16.3.2010 như sau:
BBC: Các ưu tiên của linh mục hiện giờ là ǵ, thưa ông?
Linh mục Nguyễn Văn Lư: “Ưu tiên hàng đầu của tôi có lẽ là việc điều trị bệnh theo ư nguyện của giáo hội và gia đ́nh. C̣n lư tưởng của tôi th́ tôi vẫn theo.
“Thực tế công việc thế nào th́ tôi c̣n phải suy nghĩ, tập hợp thêm dữ liệu, tiếp cận cuộc sống xă hội để mà có thể quyết định.
“Nhưng tôi nghĩ quan trọng là phải nghiêm túc suy nghĩ, công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lănh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx - Lenin, có đường hướng sát thực tế để người ta nh́n vào mà hy vọng rằng con đường ấy, tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines. Nếu chúng ta ảo tưởng th́ sẽ thất bại.
“Bao nhiêu người có tâm huyết, muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào? Nếu thay đổi mà t́nh h́nh xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, th́ thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản đang c̣n giúp cho Việt Nam cũng có một vị trí trong cộng đồng Asean.
“Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững chắc hơn th́ tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm. Nếu như không, cũng chỉ mơ tưởng với nhau vậy thôi c̣n trong thực tế, không thể thành công”.
Qua hai câu trả lời nói trên, chúng ta có thể tóm lược cách nh́n của LM Nguyễn Văn Lư vào ba điểm chính sau đây:
1.- Người cộng sản không đưa đến hoà b́nh an vui cho dân tộc, c̣n phe quốc gia gần như bất lực, không t́m ra được con đường giải quyết các vấn đề cho Việt Nam.
2.- Việt Nam phải được hướng dẫn bởi một lănh tụ tài đức vẹn toàn, và phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx – Lenin.
3.- Nếu thay đổi mà t́nh h́nh xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, th́ thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản đang c̣n giúp cho Việt Nam cũng có một vị trí trong cộng đồng Asean.
Quan điểm này bị phản ứng khá nặng nề. Trong bài “LM Nguyễn Văn Lư: Lănh Tụ, Chủ Thuyết, Ổn Định, Tổ Chức” được đăng trên Việt Báo tại Orange County ngày 10.4.2010 và nhiều websites khác, ông Ngô Văn Hiếu đă đặt ra những câu hỏi như sau:
(Đó) Là quan điểm cá nhân hay của các tổ chức chính trị của ông? Ông có bị đe dọa hay tâm trí bất thường? Có phù hợp với chủ trương trước đây của ông? Phê b́nh ông là xây dựng hay phá hoại? Ông Hiếu cho rằng “Các quan điểm nêu trên có thể bị CSVN dùng làm luận điệu biện bạch để kéo dài nền độc tài đảng trị”. Một số người khác đă tố cáo LM Lư là trở cờ, biến chất, bị tẩy nảo...
Nếu đứng trên lập trường “chống cộng giáo khoa thư” mà phê phán th́ những nhận định như thế không có ǵ đáng ngạc nhiên. Nhưng có lẽ chúng ta nên nh́n vấn đề một cách khách quan hơn để từ đó rút ra một vài bài học.
CỘNG SẢN, QUỐC GIA ĐỀU THẤT BẠI
Về nhận định cộng sản và quốc gia đếu thất bại, Linh mục Lư đă nói đúng.
Tiến Sĩ Trần Mạnh Hảo cho rằng Việt Nam không c̣n theo chủ nghĩa cộng sản nữa mà theo chủ nghĩa tư bản, nhưng khác với ở Mỹ, chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam hiện nay là chủ nghĩa tư bản hoang dă. Nhận định này đúng. Nước Nga hiện nay cũng không c̣n theo chủ nghĩa cộng sản và đang đẩy mạnh sự đổi mới. Nhưng ông Vladimir Ryzhkov, cựu nghị sĩ thuộc phe đối lập, phàn nàn rằng bốn trụ cột thực sự của chương tŕnh hiện đại hóa của Nga là "sự ảo tưởng, thiếu hiệu quả, không ổn định và không có khả năng".
C̣n Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev nói: “Các quan chức tham nhũng... không muốn sự phát triển và lo sợ về điều đó. Nhưng tương lai không thuộc về họ - nó thuộc về chúng ta. Chúng ta sẽ khắc phục được t́nh trạng lạc hậu và tệ tham nhũng".
T́nh trạng của Việt Nam cũng thế thôi. Nhưng nước Nga có thể khắc phục được, c̣n Việt Nam khó tiến lên ngang với Đại Hàn, Đài Loan hay Singapore, một phần v́ tàn dư của quá khứ c̣n quá nặng nề, phần khác v́ bản chất của người Việt vốn chỉ lo mưu lợi cá nhân.
LM Nguyễn Văn Lư chê “người quốc gia” tức người Việt chống cộng ở hải ngoại “gần như bất lực”. Điều đó cũng dễ hiểu. Đại Tá Trương Như Phùng than phiền “ngựi Quốc Gia biến Cộng Đồng như Nồi Cháo Heo”, c̣n chúng tôi nói thêm: Một tập thể chống cộng không có lănh đạo, không có chiến lược, không có chiến thuật, không có kề hoạch, lấy “biểu dương khí thế” làm mục tiêu chính, lấy tuyên ngôn tuyên cáo và nón cối làm công cụ đấu tranh, và ai cũng là lănh tụ, ai cũng là cộng sản nằm vùng..., đi tới t́nh trạng nói trên là chuyện đương nhiên.
Linh mục Nguyễn Văn Lư quên rằng khi VNCH c̣n, có chính phủ, quân đội thiện chiến, có vũ khi hùng mạnh... mà Mỹ có để cho “người quốc gia” quyết định vận mệnh của ḿnh đâu? Huống chi đây là nước Mỹ.
THỜI ĐẠI CỦA CHỦ THUYẾT ĐĂ HẾT
Trong chiến tranh Việt Nam, miền Bắc theo chủ nghĩa cộng sản, c̣n miền Nam không theo chủ nghĩa nào. Khi ông Diệm lên cầm quyền, Hoa Kỳ muốn ông Diệm mô phỏng theo chế độ của Đài Loan để có một chính quyền mạnh và chiến thắng Cộng Sản.
Đài Loan do Trung Hoa Quốc Dân Đảng cầm quyền và theo chủ nghĩa Tam Dân. Tại miền Nam lúc đó có hai đảng chính là Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngoài ra c̣n có các lực lượng chính trị của các giáo phái. Do đó, tiến tới chể độc độc đảng như Đài Loan sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng cuối cùng ông Ngô Đ́nh Nhu cũng phải chiều theo Mỹ, thành lập một đảng lấy tên là Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng (Revolutionary Personalist Labor Party), thường được gọi tắt là Đảng Cần Lao, và đưa ra thuyết nhân vị (personalism) làm kim chỉ nam. Thuyết này dựa theo học thuyết của Emmanuel Mournier (1905 – 1950), chủ trương khai hóa con người toàn diện nhắm mục tiêu tối hậu là làm cho mỗi cá nhân có thể sống như một con người. Bản điều lệ của Đảng được gởi cho Bộ Ngoại Giao Mỹ phê chuẩn trước khi áp dụng.
Tuy nhiên, việc h́nh thành một chế độ độc đảng như Trung Hoa Dân Quốc gặp nhiều khó khăn. C̣n thuyết nhân vị mới chỉ là một ư niệm, chưa được biến thành một chủ nghĩa như Léninism, Stalinism hay Maoism nên không có giá trị thực dụng. Ngoài ra, một vài viên chức Mỹ c̣n chống lại chủ trương của Bộ Ngoại Giao như Tướng Lansdale, Đại Sứ Durbrow, họ đ̣i phải phá bỏ Đảng Cần Lao, nên ông Diệm không làm ăn ǵ được. Cuối cùng Mỹ tổ chức lật đổ và giết ông Diệm để đưa quân vào.
Tôi nhớ lại, năm 1968 tôi có đến tham dự một cuộc hội thảo tại American University ở Washinton DC. V́ đề tài là “Nước Mỹ đang trải qua một cuộc cách mạng không đẩm máu”, tôi có hỏi thuyết tŕnh viên rằng cuộc cách mạng này dựa theo chủ thuyết nào. Ông ta trả lời rằng chúng tôi không dựa theo một chủ thuyết nào hết. Chúng tôi chỉ đưa ra những dự phóng xem thế giới và nước Mỹ sẽ phải tiến tới như thế nào trong 10, 20 năm tới, rồi đưa ra các phương thức có thể áp dụng để đạt những mục tiêu tốt nhất. Nếu diễn biến của t́nh h́nh có những thay đổi, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp.
Th́ ra người Mỹ theo chủ trương “tùy cơ ứng biến” nên thời nào họ cũng lănh đạo thế giới, c̣n “người Việt quốc gia” chủ trương “trước sau như một” nên miền Nam mất và bị bỏ lại đàng sau.
Thời đại của chủ thuyết đă hết rồi. Người cộng sản cũng đă phải bỏ chủ nghĩa cộng sản để đi kịp với thời đại, không lẽ chúng ta đi lùi sao?
CỨ ĐỂ NGUYÊN C̉N ÍT ĐỔ MÁU?
LM Lư bảo rằng “khi ḿnh t́m chưa ra (hướng đi), mà có thể dẫn đến lộn xộn đổ máu, th́ thà mà cứ để nguyên, tuy có tham nhũng và bất công nhưng c̣n ít đổ máu và c̣n tương đối có trật tự.”
Nói như vậy dễ gây ra tranh luận. Vấn đề không phải là t́m ra giải pháp hay chưa. Vấn đề là phải thực hiện những cải tiến liên tục: nâng cao mức sống và dân trí lên cũng một lúc với việc thực thi dân chủ và dân quyền mới tránh được rối loạn. Đây là chủ trương được ghi trong Bản Tuyên Bố Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc (United Nations Millennium Declaration) ngày 8.9.2000. Tại sao?
Người nghèo chỉ nghĩ đến bánh ḿ, khoai, sắn... chứ không quan tâm đến dân chủ và nhân quyền.
Người có văn hóa thấp không ư thức được dân chủ và nhân quyền. Họ suy nghĩ và hành động theo cảm tính (emotion) và thích giải quyết các bất đồng hay tranh chấp bằng khống chế hay bạo lực. Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ là một thí dụ điển h́nh nhất. Tại đây dân chủ và nhân quyền, nhất là quyền tự do ngôn luận, được bảo đảm nhất thế giới, nhưng một số người Việt vẫn tưởng đây là CHXHCNVN nên đă suy nghĩ và hành động gióng ỡ Việt Nam: Đi biểu t́nh th́ tuột quần ra vổ. Đấu tranh chính trị th́ đ̣i hỏi các cơ quan truyền thông phải đi theo lề đường bên phải: Một cuộc họp chỉ khoảng 300 người nhưng phải hô lên là 1000 hay 1200. Biểu t́nh chưa đến 700 người cũng phải thổi lên 2.500 hay 3.000 và “ca cải lương” cho mùi vô. Nói sự thật, lần sau bén mảng đến sẽ bị đưổi chạy. Lên cao điểm là lập ṭa án nhân dân đấu tố. Trong các cuộc bầu cử nội bộ, phe thua thường tố phe thắng gian lận, sau đó bể thành hai, thành ba, và có khi thành bốn mănh. Các phe coi nhau như kẻ thù, luôn t́m cách hạ nhau! Nón cối là vơ khí chống nhau thông dụng nhất...
Ở Mỹ mà c̣n rối loạn như thế, ở các nước chậm tiến, bạo loạn là chuyện không thể tránh khỏi. Ở Mexico, năm nay ông Rodolfo Torre Cantu ra ứng cử chức thống đốc bang Tamaulipas. Hôm 28.6.2010, khi ông trên đường ra sân bay đă bị các tay súng bịt mặt ám sát. Có ít nhất bốn người đi cùng ông cũng bị giết. Tại Phi Luật Tân, vào tháng 11 năm ngoái, ông Ismael Mangudadatu và đoàn tuỳ tùng đang trên đường về tỉnh Maguindanao ghi danh tranh cử đă bị phe đối thủ phục kích hạ sát, có 57 người cùng bị thảm sát với ông. Hôm 2.10.2010, ṭa đă quyết định truy tố 196 người, trong đó có ông Andal Ampatuan Snr, cựu tỉnh trưởng Maguindanao và là đồng minh của tổng thống Gloria Arroyo. Ở Thái Lan th́ hết biết!
Ông Lư Quang Diệu, khi cai trị Singapore, đă chủ trương chế độ độc đảng, đó là Đảng Nhân Dân Hành Động (PAP). Không có bất kỳ sự đối lập chính trị mạnh nào đối với PAP. Phương thức này đă bị chỉ trích gay gắt cả trong và ngoài nước. Tư tưởng chính trị của ông có thể tạm gói gọn là tôn trọng quyền lực và trật tự, trong khi vẫn đặt sự tốt đẹp của xă hội lên trên lợi ích cá nhân. Ông nói: “Mọi người đều có thể gia nhập PAP và thay đổi chính sách. Nếu anh có ư tưởng hay hơn, anh đến và thuyết phục chúng tôi và anh sẽ tiếp nhận”.
Ông cho rằng người Singapore vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận “một cái chợ ư tưởng om x̣m”, theo kiểu Mỹ.
Nhờ áp dụng một chế độ như vậy, đất nước nhỏ bé này đă khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Theo Financial Times, Singapore đă đạt mức tăng trưởng đứng đầu thế giới là 18,1% trong nửa đầu năm nay, vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 11 năm 2006, bà Ngoại Trưởng Condoleezza Rice đă thúc giục Miền Điện và Bắc Hàn theo gương Việt Nam. Sau đó Trợ lư Ngoại trưởng Hoa Kỳ Christopher Hill nói Bắc Hàn và nhiều nước khác có thể học nhiều bài học quư giá từ Việt Nam. Khi khuyến cáo như vậy, phải chăng Hoa Kỳ đă chấp nhận t́nh trạng của Việt Nam hiện nay như một mô thức mẫu để phát triển? Nhưng Việt Nam dù dưới mô thức hiện tại hay một mô thức nào khác hậu cộng sản cũng phải mất vài thế kỷ nữa mới theo kịp Singapore, v́ đất nước và con người không cho phép Việt Nam tiến nhanh được.
CHỈ NÓI THEO CẢM TÍNH
Linh mục Nguyễn Văn Lư chỉ là một nhà truyền giáo, không phải là một chuyên viên về phát triển kinh tế xă hội. Ông cũng không có cơ hội để đọc các phúc tŕnh của các chuyên viên LHQ nghiên cứu về nguyên nhân của t́nh trạng chậm tiến tại nhiều nước trên thế giới và các giải pháp đă được đề nghị hay thử nghiệm. V́ thế, khi phán đoán, ông không dựa vào các dữ kiện thực tế mà chỉ phát biểu theo cảm tính như đa số “người quốc gia” khác, nên nhận định của ông không có giá trị thực dụng.
Dù theo giải pháp nào đi nữa, trong tiến tŕnh lịch sử, “người quốc gia” chưa bao giờ có quyền quyết định vận mệnh đất nuớc của ḿnh. Đó là điều đáng buồn nhất.
Lữ Giang Nguyễn Cần, ngày 31.8.2010
NDVN, ngày 20/10/2010