V́ Sao Chưa Thể Phát Sóng “Đường Tới Thành Thăng Long”?
Sau hai lần xét duyệt, Hội đồng thẩm định phim quốc gia mở rộng (do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành lập) đă quyết định hoăn phát sóng phim cho tới khi nhà sản xuất khắc phục hoàn chỉnh những thiếu sót mà họ đă mắc phải trong phim.
Phim "Lư Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" - một trong những bộ phim được khán giả chờ đón trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ không được lên sóng truyền h́nh như dự kiến. Đây là phim được nhà sản xuất đầu tư với quy mô lớn và cũng đă được PR rầm rộ ngay từ khi bắt đầu sản xuất.
"Lư Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" khởi quay từ ngày 9/1/2010 tại trường quay Hoành Điếm Trung Quốc, đóng máy ngày 24/4/2010 tại Việt Nam. Phim dài 19 tập, là phim truyền h́nh do đơn vị xă hội hóa, Công ty Trường Thành sản xuất.
Con số hơn 100 tỷ đồng cho 19 tập phim, tương đương với khoảng trên 5 tỷ đồng một tập phim 45 phút phát sóng quả là "giật ḿnh" so với mức đầu tư èo uột của các phim truyền h́nh bấy lâu. Không chỉ được đặc biệt chú ư bởi số tiền đầu tư lớn, phim c̣n được dư luận hồi hộp theo dơi bởi các thông tin liên quan khác. Lần đầu tiên, một dự án phim Việt Nam thuê ê-kíp Trung Quốc sản xuất từ đạo diễn, hóa trang, phục trang đến trường quay...
Đạo diễn được "chọn mặt gửi vàng" là Cận Đức Mậu - đạo diễn của phim truyền h́nh "Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên". Cùng làm việc với ông là đạo diễn trẻ Việt Nam Tạ Huy Cường.
Kịch bản phim do ông Trịnh Văn Sơn - Giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Trường Thành viết, được nhà biên kịch nổi tiếng của Trung Quốc là Kha Chung Ḥa tham gia hiệu đính. Để hoàn thành bộ phim, nhà sản xuất đă thuê Trung Quốc may gần 700 bộ trang phục cổ trang, thuê trường quay Hoành Điếm, thuê hàng trăm diễn viên quần chúng...
Tuy nhiên, ngay sau lần xét duyệt đầu tiên, Hội đồng Trung ương thẩm định phim và lănh đạo Cục Điện ảnh đă gửi công văn cho nhà sản xuất, dựa trên những ư kiến của các thành viên hội đồng. Mặc dù phim được đánh giá là "cố gắng bám sát những mốc lịch sử quan trọng, có tính chuyên nghiệp cao", nhưng do đa số những cảnh quay đều thực hiện ở Trung Quốc nên dễ gây cho người xem cảm giác đây là một bộ phim Trung Quốc.
Theo đó, nhà sản xuất cần phải cắt bỏ những cảnh quay tại các địa danh quá quen thuộc của nước này hay những đại cảnh có đông diễn viên quần chúng là người Trung Quốc. Một số lời thoại hoặc là quá
hiện đại hoặc là mang màu sắc phim dă sử Trung Quốc cũng phải được sửa chữa cho phù hợp.
Cũng theo Cục Điện ảnh, phim c̣n có nhiều chi tiết chưa phản ánh đúng lịch sử như việc Lê Hoàn lên ngôi; địa danh diễn ra sự kiện Lê Hoàn đánh đuổi quân Tống (tại sông Bạch Đằng - Tây Kết chứ không phải núi Chu Tước như trong phim); chuyện con Lư Công Uẩn sau này sẽ thi đỗ Trạng nguyên (v́ thời đó chưa có Trạng Nguyên); cảnh Lư Công Uẩn đứng trên núi cao nhưng lại bảo đây là thành Đại La... Phần kết của phim cũng được yêu cầu phải chỉnh lại. Nhà sản xuất đă nghiêm túc tiếp thu và đă chỉnh sửa, nhưng phim "Lư Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long" vẫn không vượt qua được kỳ "sát hạch" thứ 2 của Hội đồng thẩm định quốc gia.
Ông Lê Ngọc Minh, Cục phó Cục Điện ảnh cho biết: "Sau lần sửa chữa thứ nhất, phim vẫn c̣n nhiều chỗ chưa hoàn chỉnh: H́nh và tiếng tập 10 chưa khớp nhau, một số chỗ bị mất tiếng; cứ liệu lịch sử chưa chính xác. Tên phim là "Lư Công Uẩn - Đuờng tới thành Thăng Long" nhưng thực tế chỉ có 1-2 tập phim phản ánh điều này, c̣n lại nhiều tập phim mô tả quá kỹ những cảnh chém giết tranh giành ngôi vị của các triều đại. Bộ phim đang có nhiều tranh luận trái chiều, mà đại lễ ngh́n năm mới có một lần, nên không tŕnh chiếu trong thời điểm nhạy cảm như vậy".
Ông Lê Ngọc Minh cũng nhấn mạnh thêm, Cục Điện ảnh không đề ra thời hạn hoăn phát sóng cụ thể, v́ việc này hoàn toàn phụ thuộc vào việc chỉnh sửa của nhà sản xuất. "Việc nhiều người cho rằng, bộ phim Lư Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" “buộc phải dừng” hay “bị cấm chiếu” là không đúng, gây ảnh hưởng nặng nề cho bộ phim" - ông Minh chia sẻ.
Về phía nhà sản xuất, ông Trịnh Văn Sơn cho rằng đơn vị của ông đă nghiêm túc tiếp thu ư kiến của Hội đồng thẩm định và của Cục Điện ảnh, đồng thời sẽ sửa chữa để bộ phim có thể đến được với khán giả nhanh nhất. Theo ông Sơn, việc một bộ phim phải chỉnh sửa là hết sức b́nh thường. Trong t́nh h́nh bộ phim đang có nhiều dư luận và ư kiến khác nhau, nhà sản xuất chấp nhận thiệt tḥi về việc không được phát sóng thời điểm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như dự kiến.
Như vậy có thể nói, từ câu chuyện tạm hoăn phát sóng bộ phim "Lư Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" có thể rút ra được những kinh nghiệm quư báu đối với người làm điện ảnh. Rằng, làm phim lịch sử đúng là không dễ dàng ǵ. Nhiều tiền chưa bao giờ là đủ, mà quan trọng hơn là phải làm như thế nào để người xem thấy được tinh thần Việt trong phim.
Khi chúng tôi liên lạc với họa sĩ Phan Cẩm Thượng - người được mời làm cố vấn văn hóa cho phim - và hỏi ông về việc ông nghĩ thế nào khi bộ phim bị hoăn phát sóng, và việc hoăn phát sóng của phim liên quan nhiều lư do trong đó có lư do một số trang phục của nhân vật trong phim không phải là trang phục Việt, th́ họa sĩ đă nhắc lại quan điểm của ông như đă từng trả lời phỏng vấn trên báo chí trước đó. Rằng các thợ may Trung Quốc đă không hoàn toàn tuân theo bản thiết kế khi may trang phục cho diễn viên. Và phần lớn các trang phục phải đi thuê nên cũng khó mà đẩm bảo tính thuần Việt. "Có nhiều t́nh huống là bất khả kháng trong quá tŕnh làm phim". Họa sĩ Phan Cẩm Thượng kết luận: "Tôi chỉ là cố vấn nên ư kiến của tôi không có ư nghĩa quyết định".
Đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh cũng là người quan tâm đến vấn đề này: Chúng ta mời đạo diễn Trung Quốc hay đạo diễn Châu Âu đều được cả. Vấn đề của bộ phim không phải chuyện ai làm mà là làm như thế nào. Một đạo diễn nước ngoài làm phim Việt mà toát ra được tinh thần Việt th́ có ǵ tuyệt vời bằng. Tuy nhiên, nếu anh làm cái na ná tinh thần Việt th́ không được, phải chỉnh sửa là đúng thôi".
NSND Đào Trọng Khánh cũng nhấn mạnh: “Nếu nh́n vào chính sử nước ta th́ có thể thấy rằng các ghi chép về trang phục, phong tục, tập quán không được rơ ràng lắm. Những tranh ảnh c̣n lưu lại để ta có thể h́nh dung cụ thể càng không có. Đây là cái rất khó đối với các nhà làm phim khi “chạm” vào lịch sử. Người xem có thể không ưng với h́nh ảnh của phim, cho rằng nó không phải thuần Việt, nhưng thay đổi như thế nào th́ họ không trả lời được. Theo tôi, chúng ta không nên tranh căi nhiều về câu chuyện h́nh thức. Nếu là tôi khi làm phim lịch sử, tôi sẽ chọn lọc những cái đẹp nhất trong văn hóa dân tộc để đưa vào, làm sao để nó toát lên “tinh thần Việt” nhất. Cái tinh thần Việt ở đây không thể cầm nắm, nhưng nó ở trong cảm nhận của từng người. Và để làm được một bộ phim khiến cho ai cũng cảm nhận được tinh thần Việt th́ lại phụ thuộc hoàn toàn vào tài năng và văn hóa của các thành phần làm phim”
CAND, ngày 04/10/10
NDVN, ngày 10/10/10